Hiệu quả sản xuất trong kinh doanh phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Phạm trù kinh tế này chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem các yếu tố đó là gì và làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Khái niệm hiệu quả sản xuất trong kinh doanh
Hiệu quả sản xuất trong kinh doanh là mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Mỗi doanh nghiệp, đơn vị sản xuất đều đặt ra những nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động khác nhau. Và trong mỗi giai đoạn sản xuất lại có các mục tiêu riêng. Chỉ khi xây dựng được chiến lược sản xuất phù hợp, thích hợp với các biến đổi của thị trường thì hoạt động sản xuất mới mang lại hiệu quả, giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
ROS là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, chỉ số tài chính này dùng theo dõi khả năng sinh lời trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này mang giá trị dương đồng nghĩa doanh nghiệp đang có lãi, ngược lại, tỷ số âm thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang thua lỗ.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA hay còn gọi là chỉ tiêu hoàn vốn trên tổng tài sản. Nó được dùng để đo lường khả năng sinh lời trên 1 đồng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này lớn hơn 0 chứng minh được hoạt động của doanh nghiệp đang có lời, tỷ số càng cao thì càng thể hiện được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí là yếu tố luôn đi liền với mọi công đoạn sản xuất kinh doanh. Đây được hiểu là cái giá mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được mục tiêu trong kinh doanh. Sử dụng chi phí hiệu quả đồng nghĩa tiết kiệm nguồn lực đầu vào mà vẫn nâng cao được hiệu quả sản xuất trong kinh doanh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp
Có thể nói doanh nghiệp quy mô lớn sẽ sở hữu lực lượng sản xuất với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Nhờ vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đội ngũ nhân sự đa dạng hóa nghiệp vụ, có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm thuộc đa dạng ngành nghề.
Xem Thêm
Quản lý sản xuất là gì? Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả
Ngược lại doanh nghiệp nhỏ lại có phạm vi hoạt động hẹp, lực lượng sản xuất không quá đông đảo, hệ thống máy móc, công cụ sản xuất còn bị bó hẹp. Tuy nhiên lợi thế sẽ là dễ dàng hơn trong khâu quản lý nguồn lực. Một doanh nghiệp lớn nếu quản trị không tốt thì cũng không đạt được hiệu quả
Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp nói chung, ngoài vốn sẵn có, doanh nghiệp còn cần huy động thêm nguồn vốn bên ngoài để mở rộng thêm quy mô, đầu tư trang thiết bị hoặc các hoạt động khác. Đây chính là các khoản nợ được sử dụng nhằm gia tăng lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đòn bẩy tài chính nếu được áp dụng đúng cách sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất trong kinh doanh, ngược lại sẽ khiến doanh nghiệp gặp không ít rủi ro về tài chính.

Khả năng thanh toán ngắn hạn
Đây là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà quản trị luôn cần duy trì chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 1. Nghĩa là tổng tài sản ngắn hạn phải lớn hơn tổng nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh thể hiện được tình hình sản xuất kinh doanh tốt.
Thời gian quay vòng tiền
Thời gian quay vòng vốn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Chỉ số này cho biết khoảng thời gian cần thiết cho việc luân chuyển hàng được một vòng. Thời gian quay vòng tiền càng nhỏ thì chứng tỏ doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, hàng hóa nhanh chóng được bán hết và thu hồi lại vốn nhanh cho hoạt động sản xuất kế tiếp.
Thời gian hoạt động
Doanh nghiệp hoạt động lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thì hoạt động sản xuất sẽ đạt hiệu quả hơn so với nhiều doanh nghiệp non trẻ. Nhà quản trị có nhiều kinh nghiệm trong việc lập chiến lược cạnh tranh, tối ưu hiệu quả chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra đội ngũ quản lý và nhân viên chất lượng sẽ có phương án sản phẩm thay thế tốt nhất cho từng giai đoạn.
Nâng cao hiệu quả sản xuất trong kinh doanh với phần mềm hoạch định nguồn lực sản xuất MRP
Nâng cao hiệu quả sản xuất trong kinh doanh với MRP là giải pháp tối ưu mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Lựa chọn hàng đầu có thể kể đến phần mềm quản lý sản xuất LIFE MRP nổi bật với nhiều tính năng:
- Tự động cấu hình ngôn ngữ, thêm trường dữ liệu động.
- Quản lý quy trình động, lệnh sản xuất tự động.

- Tích hợp dễ dàng với các phần mềm sẵn có của doanh nghiệp.
- Kho dữ liệu số thông minh, cho phép tìm kiếm bằng giọng nói, truy xuất dữ liệu online nhanh chóng.
- Quản lý tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm/bán thành phẩm hiệu quả với mã vạch barcode, QRcode.
- Quản lý nhân sự: chấm công, tiền lương, bảo hiểm,…

- Giám sát tức thời từng khâu sản xuất.
- Báo cáo thiết kế động, tự động cập nhật khi có thay đổi về con số.