Hiện nay, phần mềm quản trị đã trở thành một thuật ngữ không hề xa lạ. Trong đó, các phần mềm tài chính, kế toán là một phần không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Có rất nhiều loại phần mềm hỗ trợ quản lý tài chính doanh nghiệp, mà tiêu biểu có thể kể đến là phần mềm kế toán thông thường và phần mềm kế toán ERP. Vậy sự khác nhau của 2 giải pháp này là gì? Cùng đón đọc bài viết dưới đây nhé!

Phần mềm kế toán là gì?
Có thể hiểu đơn giản phần mềm kế toán là giải pháp số hoá giúp nhân viên phòng Kế toán – Tài chính thực hiện các hoạt động liên quan đến: Báo cáo tài chính, sổ cái kế toán, các khoản phải thu, phải trả,v..v…
Phần mềm kế toán ERP là gì?
Phần mềm ERP là 1 giải pháp tổng hợp, trong đó bao gồm các chức năng cơ bản của phần mềm kế toán. Bên cạnh đó, phần mềm ERP còn có các phân hệ chức năng nâng cao như Quản lý tồn kho, Quản lý khách hàng, v…v… Tất cả những phân hệ chức năng này đều liên quan đến công việc kế toán, từ đó tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý dễ dàng hơn.

3 điểm khác biệt giữa phần mềm kế toán thông thường và phần mềm kế toán ERP
Phần mềm kế toán ERP có nhiều chức năng hơn so với phần mềm thông thường
Nếu như phần mềm kế toán thông thường chỉ được sử dụng bởi phòng Kế toán và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của hoạt động kế toán, thì phần mềm ERP lại là một giải pháp toàn diện.
Phần mềm kế toán ERP cung cấp một số chức năng nâng cao so với phần mềm thông thường. Chúng góp phần gia tăng hiệu quả quản lý tài chính cũng như kết hợp với các phòng ban khác trong công ty, chẳng hạn như:
- Phân hệ chức năng Quản lý tồn kho giúp quản lý thông tin sản lượng, hàng hoá minh bạch, rõ ràng.
- Phân hệ chức năng Quản lý khách hàng giúp dễ dàng đối chiếu, kiểm tra công nợ cũng như các khoản thu, chi của từng giao dịch với mỗi khách hàng hiệu quả.
Người dùng có thể xây dựng cấu trúc quản lý tài khoản, danh mục linh hoạt hơn thông qua phần mềm ERP
Ngoài cấu trúc hệ thống truyền thống giống như các phần mềm kế toán thông thường, phần mềm kế toán ERP còn cho phép người dùng chia nhỏ các bậc tài khoản.
Bên cạnh đó, còn có nhiều trường thông tin có thể được khai báo trên hệ thống ERP, giúp doanh nghiệp phân tích và quản lý tài chính linh hoạt, phù hợp với nhu cầu.
Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu kế toán linh hoạt, minh bạch
Đối với phần mềm ERP, công tác hạch toán kế toán thường diễn ra đồng thời hoặc sau khi hệ thống ghi nhận và xử lý thông tin về thao tác nghiệp vụ của doanh nghiệp. Để dễ dàng kiểm tra, đối soát tình trạng đơn hàng hay tiến trình dự án, hệ thống ERP cũng đảm bảo các cặp bút toán liên quan đến trạng thái chứng từ và mã nghiệp vụ thống nhất với nhau.
Điều này giúp doanh nghiệp quản lý tài chính linh hoạt, minh bạch. Dữ liệu kế toán trong phần mềm ERP phản ánh các thao tác nghiệp vụ chính xác và đúng lúc hơn so với phần mềm kế toán thông thường.